LỊCH PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN BÙI CHU THÁNG 3 NĂM 2015 - Giáo Xứ Trung Hòa

Giáo Xứ Trung Hòa

Admin* AdMin *
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015 Vào Lúc 21:02:00
LỊCH PHỤNG VỤ GIÁO PHẬN BÙI CHU THÁNG 3 NĂM 2015
THÁNG BA

THÁNG KÍNH THÁNH CẢ GIUSE
Thánh Giuse là bổn mạng và gương mẫu của các người lao động và các gia trưởng. Ngài đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa Giêsu, dù là Con Duy Nhất của Thiên Chúa cũng được gọi là “con bác thợ mộc”. Vì thế, tại trường học của thánh Giuse, các người lao động và các gia trưởng hãy học cho biết giá trị của lao động: nuôi sống bản thân và gia đình, liên kết với anh em và phục vụ họ, thực thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa.

Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng

– Ý chung: Cầu cho những người đang tham gia vào lãnh vực nghiên cứu khoa học, biết nhắm đến mục tiêu phục vụ lợi ích cho toàn thể nhân loại.
– Ý truyền giáo: Cầu cho những đóng góp riêng biệt của giới phụ nữ vào đời sống của Giáo Hội luôn được nhìn nhận. 


NgàyÁo LễLễÂm LịchTv
01/03Tm
CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG VÀ II MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần II. St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10.
Giáo xứ An Cư, An Lãng, Đồng Nghĩa và Phú Thọ chầu Thánh Thể.
11-012
02/03Tm
Thứ Hai. Đn 9,4b-10; Lc 6,36-38.
12-01
03/03Tm
Thứ Ba. Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12.
13-01
04/03Tm
Thứ Tư đầu tháng. Thánh Casimirô.Gr 18,18-20; Mt 20,17-28.
Ngày sùng kính thánh Giuse.
14-01
05/03Tm
Thứ Năm đầu tháng. Gr 17,5-10; Lc 16,19-31.
Ngày cầu cho các linh mục.
15-01
06/03Tm
Thứ Sáu đầu tháng. St 37,3-4.12-13a.17b-28; Mt 21,33-43.45-46.
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Kinh Trập
16-01
07/03Tm
Thứ Bảy đầu tháng. Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fêlicita, tử đạo. Mk 7,14-15.18-20;   Lc 15,1-3.11-32.
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.

GIÁO HUẤN SỐ 14
CHÚA GIÊSU VÀ LỀ LUẬT
Những người Pharisêu rất trọng nguyên tắc tuân giữ toàn bộ Lề luật, không những chỉ theo văn tự, mà cả theo tinh thần nữa. Khi nêu nguyên tắc đó cho Israel, họ đã dẫn đưa nhiều người Do Thái thời Chúa Giêsu tới việc hết sức nhiệt thành giữ đạo. Điều này, nếu không bị phá huỷ do việc xét đoán mọi sự cách “giả hình”, thì nhất định đã chuẩn bị cho dân hướng tới sự can thiệp chưa từng thấy của Thiên Chúa, là việc thi hành trọn vẹn Lề luật sẽ được hoàn thành bởi Đấng Công Chính duy nhất thay cho mọi tội nhân.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 579)
17-01
08/03Tm
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần III. Xh 20,1-17 (hay Xh 20,1-3.7-8.12-17);  1 Cr 1,22-25; Ga 2,13-25.
(Thánh Gioan Thiên Chúa, tu sĩ).
Giáo xứ Chỉ ThiệnQuỹ ĐêTân Phường và Tứ Trùng chầu Thánh Thể.
18-013
09/03Tm
Thứ Hai. Thánh Phanxica Rôma, nữ tu. 2 V 5,1-15a; Lc 4,24-30.
19-01
10/03Tm
Thứ Ba. Đn 3,25.34-43; Mt 18,21-35.
Bắt đầu tuần chín ngày kính thánh Giuse. 
20-01
11/03Tm
Thứ Tư. Thánh Đa Minh Cẩm, linh mục, tử đạo. Đnl  4,1.5-9; Mt 5,17-19. 
21-01
12/03Tm
Thứ Năm. Gr 7,23-28; Lc 11,14-23.
Kỷ niệm ngày Đức Cố Giám mục Đa Minh Lê Hữu Cung qua đời (1987).
22-01
13/03Tm
Thứ Sáu. Hs 14,2-10; Mc 12,28b-34.
Kỷ niệm ngày Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng (2013).
23-01
14/03Tm
Thứ Bảy. Hs 6,1-6; Lc 18,9-14.

GIÁO HUẤN SỐ 15
CHÚA GIÊSU VÀ LỀ LUẬT
Việc chu toàn Lề luật cách trọn hảo chỉ có thể được thực hiện bởi Đấng ban hành Lề luật của Thiên Chúa, là Ngôi Con, được sinh ra dưới Lề luật. Nơi Chúa Giêsu, Lề luật không còn được ghi trên bia đá nữa, nhưng “vào lòng dạ” và “vào tâm khảm” (Gr 31,33) của Người Tôi Trung, là người, vì đã “trung thành làm sáng tỏ công lý” (Is 42,3), nên được đặt làm “Giao Ước với dân” (Is 42,6). Chúa Giêsu chu toàn Lề luật cho đến độ đảm nhận trên mình “lời nguyền rủa của Lề luật” mà những ai “không bền chí thi hành tất cả những gì được chép trong sách Luật” đã chuốc lấy, bởi vì Đức Kitô đã chịu chết “mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời Giao Ước Cũ” (Dt 9,15).
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 580)
24-01
15/03Tm
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần IV. Hôm nay có thể dùng màu hồng và được sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác.      2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21.
Giáo xứ Lã ĐiềnPhạm PháoTân Bơn,    Văn Lý và Mộc Đức (Thức Hoá) chầu Thánh Thể.
25-014
16/03Tm
Thứ Hai. Is 65,17-21; Ga 4,43-54.
26-01
17/03Tm
Thứ Ba. Thánh Patriciô, giám mục. Ed 47,1-9.12; Ga 5,1-16.
27-01
18/03Tm
Thứ Tư. Thánh Cyrillô, giám mục Giêrusalem, tiến sĩ Hội Thánh. Is 49,8-15; Ga 5,17-30.
28-01
19/03Tr
Thứ Năm. THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân. 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a (hay Lc 2,41-51a). 
29-01
20/03Tm
Tháng Hai Ất Mùi (đ)
Thứ Sáu. Kn 2,1a.12-22; Ga 7,1-2.10.25-30.
01-02-Ất Mùi
21/03Tm
Thứ Bảy. Gr 11,18-20; Ga 7,40-53.
Xuân Phân
Lưu ý:
Có thể giữ thói quen che ảnh tượng trong nhà thờ, tuỳ theo quyết định của HĐGM. Các Thánh giá thì che cho đến thứ Sáu Tuần Thánh, sau nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa; các ảnh tượng khác thì che cho đến khi bắt đầu Canh Thức Vượt Qua.

GIÁO HUẤN SỐ 16
CHÚA GIÊSU VÀ LỀ LUẬT

Trước mắt người Do Thái và các nhà lãnh đạo tinh thần của họ, Chúa Giêsu xuất hiện như một “kinh sư”. Người thường tranh luận về cách giải thích Lề luật của các kinh sư. Nhưng đồng thời, Chúa Giêsu tất yếu phải đối đầu với những tiến sĩ Luật bởi vì khi trình bày cách giải thích của mình, Người không tự giới hạn trong những cách giải thích của họ; “vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ” (Mt 7,28-29). Nơi Người, cùng một Lời của Thiên Chúa đã từng vang lên trên núi Sinai để ban hành Lề luật được ghi khắc cho ông Môisen, nay lại vang dội trên núi Bát Phúc. Đấng là Ngôi Lời không bãi bỏ, nhưng kiện toàn Lề luật, bằng cách đưa ra lời giải thích tối hậu với một uy quyền thần linh: “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng.... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết” (Mt 5,33-34). Chính Người, với cùng một thẩm quyền thần linh ấy, phủ nhận một số “truyền thống của người phàm” (Mc 7,8) của nhóm Pharisêu, vì những truyền thống đó hủy bỏ Lời Thiên Chúa.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 581)
02-02
22/03Tm
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY. Thánh vịnh tuần I. Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33.
Giáo xứ Tân LýVinh Phú, Xuân Thuỷ và Hồng Quang chầu Thánh Thể.
03-021
23/03Tm
Thứ Hai. Thánh Turibiô Môgrôvêjô, giám mục. Đn 13,1-9.15-17.19-30.33-62 (hay Đn 13,41c-62); Ga 8,1-11.
04-02
24/03Tm
Thứ Ba. Ds 21,4-9; Ga 8,21-30.
05-02
25/03Tr
Thứ Tư. LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng.           Is 7,10-14; 8,10; Dt 10,4-10; Lc 1,26-38.
Trong thánh lễ, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người” thì bái gối (IM 137). 
06-02
26/03Tm
Thứ Năm. St 17,3-9; Ga 8,51-59.
07-02
27/03Tm
Thứ Sáu. Gr 20,10-13; Ga 10,31-42.
08-02
28/03Tm
Thứ Bảy. Ed 37,21-28; Ga 11,45-56.

TUẦN THÁNH
1. Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng Người ở trần gian, từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia đến cuộc Thương Khó hồng phúc và Phục Sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly.
Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với thánh lễ ban chiều cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Chúa chịu Thương Khó và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa nhật Phục Sinh; trung tâm của Tam Nhật là Đêm Canh Thức Vượt Qua.
Trong các ngày Tuần Thánh, đừng cử hành các Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức là những bí tích được dành cho Đêm Canh Thức Vượt Qua, nhưng nên cử hành sám hối.
2. Các lễ nghi Tuần Thánh, tức là làm phép và rước lá, kiệu Mình Thánh Chúa sau Thánh lễ Tiệc Ly, nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa và Đêm Canh Thức Vượt Qua, có thể cử hành trong mọi nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên trong các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ và trong các nhà nguyện, chỉ nên cử hành các nghi thức nói trên nếu trước các nghi thức có thể được cử hành cách xứng đáng, nghĩa là có một số người giúp lễ xứng hợp, có thể hát ít là một vài phần trong nghi thức và có đủ một số giáo dân tham dự.
Các mục tử cần lưu ý để giúp các tín hữu hiểu rõ ý nghĩa và cơ cấu các nghi thức của những ngày này, và hướng dẫn họ tham dự tích cực vào những nghi thức ấy cho có hiệu quả.

GIÁO HUẤN SỐ 17
CHÚA GIÊSU VÀ LỀ LUẬT

Đi xa hơn nữa, Chúa Giêsu còn kiện toàn Lề luật về sự thanh sạch của các thức ăn, một điều hết sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người Do Thái, khi Người cho thấy ý nghĩa “quản giáo” của luật ấy bằng lời giải thích thần linh: “Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế.... Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch.... Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu” (Mc 7,18-21). Khi lấy thẩm quyền thần linh mà đưa ra lời giải thích tối hậu về Lề luật, Chúa Giêsu ở trong tình thế đối nghịch với một số kinh sư không chấp nhận lời giải thích của Người, mặc dù lời giải thích này được củng cố bằng những dấu lạ thần linh kèm theo. Điều này đặc biệt đúng, trong vấn đề ngày sabat. Chúa Giêsu thường dựa trên chính lập luận của các kinh sư, để nhắc nhở rằng luật nghỉ ngơi ngày sabat không bị vi phạm khi phục vụ Thiên Chúa hay phục vụ người lân cận, như trường hợp các lần Người chữa lành.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 582)
09-02
29/03Đỏ
CHÚA NHẬT LỄ LÁ. TUẦN THÁNH. CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Thánh vịnh tuần II. 
Làm phép và rước lá: Mc 11,1-10 (hay          Ga 12,12-16).
Thánh lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1–15,47 (hay Mc 15,1-39).
Ngày giới trẻ giáo phận được tổ chức tại nhà thờ Chính Toà Bùi Chu.
Giới trẻ giáo phận chầu Thánh Thể.
Lưu ý:
1. Hôm nay, Hội Thánh cử hành việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất Mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trong mọi thánh lễ đều kính nhớ việc Chúa vào thành bằng cuộc rước lá (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể trước thánh lễ chính (hình thức II), hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản trước các thánh lễ khác (hình thức III). Nghi thức nhập lễ trọng thể có thể lặp lại trước một (hoặc hai) thánh lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước lá chỉ làm một lần.
2. Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.
3. Hôm nay dùng lễ phục đỏ. Khi rước lá, linh mục mặc áo lễ hay áo choàng.
4. Sau cuộc rước lá hay nghi thức nhập lễ trọng thể, bỏ làm dấu Thánh giá và nghi thức sám hối hoặc rảy nước thánh đầu lễ, và đọc ngay lời nguyện nhập lễ. Sau đó thánh lễ tiếp tục như thường lệ.
5. Vì lý do mục vụ, có thể bỏ một hoặc hai bài đọc trước bài Tin Mừng, nhưng cũng vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, nên đọc trọn vẹn bài Thương Khó, và không bỏ các bài đọc trước đó.
6. Khi đọc Bài Thương Khó, không mang đèn nến, không xông hương, không chào cũng không ghi dấu Thánh giá trên sách. Phó tế đọc Bài Thương Khó, hoặc nếu không có phó tế thì linh mục đọc. Giáo dân cũng có thể đọc Bài Thương Khó, nhưng nếu được, nên dành những lời của Chúa Kitô cho linh mục. Nếu là phó tế, trước khi đọc Bài Thương Khó, phải đến xin chủ tế ban phép lành như trong các thánh lễ khác.
Hết Bài Thương Khó, xướng “Đó là Lời Chúa” như thường lệ nhưng không hôn sách. Sau đó nên giảng, dù là vắn tắt. Cũng có thể giữ thinh lặng một lúc.
7. Nơi nào không cử hành thánh lễ, có thể cử hành Phụng vụ Lời Chúa để tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem và cuộc Thương Khó của Người, vào giờ thích hợp chiều thứ Bảy hoặc ngày Chúa nhật.
10-02
30/03Tm
Tm  THỨ HAI TUẦN THÁNHIs 42,1-7; Ga 12,1-11.

Lưu ý:
Các ngày trong Tuần Thánh, từ thứ Hai đến thứ Tư, phải cử hành thánh lễ theo ngày; không được cử hành thánh lễ nào khác, trừ thánh lễ an táng. Các tối ngắm sự Thương Khó Chúa. 
11-02
31/03Tm
THỨ BA TUẦN THÁNH. Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38. 
12-02
Nhận Xét

Một số lưu ý khi bình luận

Không nói lời thiếu văn hóa, không quảng cáo thông qua Nhận xét.

Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp khi Admin Online.