Lịch Phụng Vụ Giáo Phận Bùi Chu Tháng 07-2017 - Giáo Xứ Trung Hòa

Giáo Xứ Trung Hòa

Admin* AdMin *
Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017 Vào Lúc 21:44:00
Lịch Phụng Vụ Giáo Phận Bùi Chu Tháng 07-2017
Năm 2017 - Phụng Vụ Năm A
Tháng010203040506070809101112
THÁNG BẢY
THÁNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
 
Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng
Ý truyền giáo: Cầu nguyện cho anh chị em của chúng ta đang sống xa lìa với đức tin, để qua lời cầu nguyện và việc lm chứng cho Tin Mừng của chúng ta, họ có thể tìm lại được sự gần gũi với Thiên Chúa nhân từ và vẻ đẹp của ời sống Kitô hữu.



DlÁo LễLễÂm LịchTv
01/07X
Thứ Bảy đầu tháng. St 18,1-15; Mt 8,5-17
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ (Tr).
08-06
02/07X
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm A. 2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42.
 Giáo xứ Kim ThànhPhú Giáo và Phú Văn (Giáp Năm) chầu Thánh Thể.

GIÁO HUẤN SỐ 32
CỰU ƯỚC 
Cựu Ước là một phần không thể thiếu được của Thánh Kinh. Tất cả các tác phẩm của Cựu Ước được Thiên Chúa linh hứng nên có một giá trị trường tồn, bởi vì giao ước cũ không hề bị thu hồi.
Thật vậy, “nhiệm cục Cựu Ước được bố trí với mục đích chính yếu là để chuẩn bị cho ngày quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ muôn loài”. Các sách Cựu Ước, “tuy có nhiều bất toàn và tạm bợ”, vẫn làm chứng về phương pháp giáo dục của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa: các sách ấy diễn tả một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Ngài, một khoa khôn ngoan hữu ích về đời sống con người, và những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu; sau cùng, trong đó ẩn chứa mầu nhiệm ơn cứu độ chúng ta.
Các kitô hữu tôn kính Cựu Ước với tính cách Lời đích thực của Thiên Chúa. Hội Thánh luôn cực lực chống lại ý kiến đòi gạt bỏ Cựu Ước, viện cớ là Tân Ước đã làm cho Cựu Ước ra lỗi thời.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 121, 122 và 123)
09-06
03/07Đỏ
Thứ Hai. THÁNH TÔMA, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. Ep 2,19-22; Ga 20,24-29. 
 Thánh Philipphê Phan Văn Minh, linh mục, tử đạo (Đ).
10-061
04/07X
Thứ Ba. St 19,15-29; Mt 8,23-27.
Thánh nữ Êlisabeth Bồ Đào Nha (Tr); Thánh Giuse Nguyễn Đình Uyển, thầy giảng,  tử đạo (Đ).
11-061
05/07X
Thứ Tư đầu tháng. St 21,5.8-20; Mt 8,28-34
Thánh Antôn Maria Dacaria, linh mục (Tr).
Ngày sùng kính Thánh Giuse.
12-06
06/07X
Thứ Năm đầu thángSt 22,1-19; Mt 9,1-8.
Thánh Maria Goretti, trinh nữ, tử đạo (Đ).
Ngày cầu cho các linh mục.
13-06
07/07X
Thứ Sáu đầu tháng. St 23,1-4.19; 24,1-8.62-67; Mt 9,9-13.
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Tiểu Thử (Nóng nhẹ)
14-06
08/07X
Thứ Bảy. St 27,1-5.15-29; Mt 9,14-17.
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
15-06
09/07X
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm A. Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11, 25-30.
Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục và các bạn tử đạo (Đ).
Tây Thành (Chỉ Thiện) và Xuân Phong (Xuân Hoá) chầu Thánh Thể.
  
GIÁO HUẤN SỐ 33
TÂN ƯỚC
Trong các sách Tân Ước, Lời Thiên Chúa là quyền năng của Thiên Chúa để cứu rỗi mọi tín hữu, được trình bày và biểu dương sức mạnh cách trổi vượt. Các sách ấy trao cho chúng ta chân lý tối hậu được Thiên Chúa mặc khải. Đối tượng trung tâm của Tân Ước là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, các việc làm và giáo huấn của Người, cuộc khổ nạn và việc tôn vinh Người, cũng như những bước đầu của Hội Thánh Người dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Các sách Tin Mừng là trung tâm điểm của tất cả các sách Thánh Kinh vì là chứng tích chính yếu về đời sống và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 124 và 125)
16-06
10/07X
Thứ HaiSt 28,10-22a; Mt 9,18-26.
Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thầy giảng; Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh [Năm], giáo dân, tử đạo (Đ).
17-062
11/07Tr
Thứ Ba. Thánh Bênêđictô, viện phụ. Lễ nhớ. Cn 2,1-9; Mt 19,27-29.
18-062
12/07X
Thứ Tư. St 41,55-57;42,5-7.17-24a; Mt 10,1-7.
Thánh Phêrô Hoàng Khanh, linh mục và thánh Anê Lê Thị Thành, giáo dân, tử đạo (Đ).
19-06
13/07X
Thứ Năm. St 44,18-21.23b-29; 45,1-5; Mt 10,6-15.
Thánh Henricô (Tr).
20-06
14/07Tr
Thứ Sáu. St 46,1-7.28-30; Mt 10,16-23.
Thánh Camilô Lellis, linh mục (Tr). 
21-06
15/07Tr
Thứ Bảy. Thánh Bônaventura, giám mục,   tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. St 49,29-32; 50,15-26a; Mt 10,24-33.
Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần, linh mục và thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), giáo dân, tử đạo (Đ).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
22-06
16/07X
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IIIBài đọc Năm A. Is 55,10-11; Rm 8,18-23; Mt 13,1-23; (hoặc Mt 13,1-9)Đức Mẹ núi Carmêlô (Tr).
Giáo xứ Đại Đê và Rạng Đông chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 34
TÂN ƯỚC 
Trong việc hình thành các sách Tin Mừng, người ta có thể phân biệt ba giai đoạn:
1) Cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu: Hội Thánh quả quyết cách mạnh mẽ rằng bốn sách Tin Mừng “mà Hội Thánh không ngần ngại khẳng định lịch sử tính, trung thành lưu truyền những gì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, khi sống giữa loài người, thật sự đã làm và đã dạy nhằm phần rỗi đời đời của họ, cho tới ngày Người được đưa lên trời.
2) Giáo huấn truyền khẩu: Thật vậy, sau khi Chúa lên trời, các tông đồ đã truyền lại cho những người nghe những điều Người đã nói và đã làm với sự thông hiểu đầy đủ hơn mà chính các ngài có nhờ học được từ các biến cố vinh hiển của Chúa Kitô và nhờ ánh sáng Thần Chân Lý dạy dỗ.
3) Các sách Tin Mừng: Vậy các thánh sử đã viết bốn sách Tin Mừng: các ngài chọn một số trong nhiều điều đã được truyền lại bằng miệng hay đã được chép ra rồi, tóm tắt hoặc giải thích một số điều tuỳ theo tình trạng của các Giáo Hội, sau cùng các ngài vẫn giữ hình thức lời giảng, mà bao giờ cũng nhằm truyền đạt cho chúng ta những điều xác thực và chân thành về Chúa Giêsu.
Bốn sách Tin Mừng giữ một địa vị độc nhất trong Hội Thánh, như có thể thấy được qua lòng tôn kính mà phụng vụ dành cho Tin Mừng và qua sức thu hút không gì so sánh bằng của Tin Mừng đối với các thánh trong mọi thời đại.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 126 và 127)
23-06
17/07X
Thứ Hai. Xh 1,8-14.22; Mt 10,34-11,1.
24-063
18/07X
Thứ Ba. Xh 2,1-15a; Mt 11,20-24.
Thánh Đa Minh Đinh Đạt, giáo dân, tử đạo (Đ). 
25-063
19/07X
Thứ Tư. Xh 3,1-6.9-12; Mt 11,25-27.
26-06
20/07X
Thứ Năm. Xh 3,13-20; Mt 11,28-30.
Thánh Apôllinarê, giám mục, tử đạo (Đ);
 Kỷ niệm ngày Đức Cha Thánh An (Diaz Sanjuro) bị xử trảm (1857)
27-06
21/07X
Thứ Sáu. Xh 11,10-12,14; Mt 12,1-8.
Thánh Laurensô Brinđisi, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
Kỷ niệm ngày Đức Cha Thánh Y (Clementé Ignacio Delgaho) chết trong tù (1838)
28-06
22/07Tr
Thứ Bảy. THÁNH MARIA MAĐALÊNALễ kínhDc 3,1-4a (hoặc 2 Cor 5,14-17); Ga 20,1-2.11-18.
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy.
Đại Thử (Nóng nực)
29-06
23/07X
Tháng Sáu Đinh Dậu (đ)
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần IVBài đọc Năm A.. Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43; (hoặc Mt 13,24-30).
Thánh Brigitta, nữ tu (Tr)
Cồn Vẽ (Phạm Pháo), Nam Phú (Giáp Phú) chầu Thánh Thể.

GIÁO HUẤN SỐ 35
TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC 
Ngay từ thời các tông đồ rồi sau đó trong suốt truyền thống của mình, Hội Thánh luôn làm sáng tỏ tính thống nhất của kế hoạch của Thiên Chúa trong hai giao ước nhờ cách đọc tiên báo. Cách đọc này nhận ra trong các công trình của Thiên Chúa dưới thời Cựu Ước những hình ảnh báo trước điều Thiên Chúa sẽ thực hiện lúc thời gian đến hồi viên mãn, nơi Người Con nhập thể của Ngài.
Do đó các kitô hữu đọc Cựu Ước dưới ánh sáng của Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại. Cách đọc này làm tỏ hiện nội dung vô tận của Cựu Ước. Tuy nhiên không được quên rằng Cựu Ước vẫn có giá trị riêng của nó trong mạc khải, mà chính Chúa chúng ta đã xác nhận. Đàng khác, Tân Ước cũng cần phải được đọc dưới ánh sáng Cựu Ước. Việc dạy giáo lý Kitô giáo thời sơ khai đã luôn trở về với Cựu Ước. Theo một châm ngôn cổ, Tân Ước được ẩn tàng trong Cựu Ước, còn Cựu Ước được tỏ bày trong Tân Ước: cái Mới tiềm tàng trong cái Cũ, còn cái Cũ xuất hiện trong cái Mới.
Cách đọc tiên báo cho thấy tính năng động hướng tới việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, lúc “Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28). Như vậy, thí dụ, việc kêu gọi các tổ phụ và cuộc Xuất Hành khỏi Ai Cập vẫn không mất đi giá trị riêng của chúng trong kế hoạch của Thiên Chúa, mặc dầu đồng thời, chúng là những giai đoạn trung gian trong kế hoạch ấy.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 128, 129 và 130)
01-06-Đinh Dậu
24/07X
Thứ Hai. Xh 14,5-18; Mt 12,38-42.
Thánh Sarbêliô Makhluf, linh mục (Tr);Thánh
Giuse Hiền (Fernandez), linh mục, tử đạo (Đ).
02-064
25/07Đ
Thứ Ba. THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. 2 Cr 4,7-15; Mt 20,20-28.
03-064
26/07Tr
Thứ Tư. Thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria. Lễ nhớ. Hc 44,1.10-15; Mt 13,16-17.
04-06
27/07X
Thứ Năm. Xh 19,1-2.9-11.16-20b; Mt 13,10-17.
05-06
28/07X
Thứ Sáu. Xh 20,1-17; Mt 13,18-23.
Kỷ niệm ngày Đức Cha Thánh Xuyên (Melchior Garcia Sampedro) bị lăng trì (1858). 
06-06
29/07Tr
Thứ Bảy. Thánh nữ Mácta. Lễ nhớ. 1 Ga 4,7-16; Ga 11,19-27; (hoặc Lc 10,38-42.)          
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
07-06
30/07X
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN. Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm A. 1 V 3,5.7-12; Rm 8,28-30; Mt 13,44-52 (hoặc Mt 13,44-46).
Thánh Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr)
 Giáo xứ Giáp Nghĩa và Hà Dương (Lý Nghĩa) chầu Thánh Thể.
Bắt đầu tuần chín ngày kính thánh Đa Minh.


GIÁO HUẤN SỐ 36
THÁNH KINH TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH
Trong Lời Thiên Chúa, có năng lực lớn lao có thể nâng đỡ và ban sinh lực cho Hội Thánh, còn đối với con cái Hội Thánh thì thành sức mạnh cho đức tin, lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng. Vì vậy, lối vào Thánh Kinh cần phải được rộng mở cho các kitô hữu.
Việc nghiên cứu Thánh Kinh phải là như linh hồn của khoa thần học. Nhờ chính lời Thánh Kinh này, thừa tác vụ Lời Chúa, gồm có việc giảng thuyết của các vị chủ chăn, việc dạy giáo lý và toàn thể giáo huấn Kitô giáo, trong đó bài diễn giảng trong phụng vụ phải chiếm ưu thế, được nuôi dưỡng lành mạnh và tăng cường sinh lực thánh thiện.
Hội Thánh nhiệt liệt và đặc biệt khuyến khích mọi kitô hữu học được “mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Giêsu Kitô” (Pl 3,8) nhờ năng đọc Sách Thánh. Thật vậy, không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô.
(Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 131, 132 và 133)
08-06
31/07Tr
Thứ Hai. Thánh Ignatiô Loyola, linh mục. Lễ nhớ. 1 Cr 10,31-11,1; Lc 11,25-33.
Thánh Phêrô Đoàn Công  Quý, linh mục và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, giáo dân, tử đạo (Đ).
09-061
Nhận Xét

Một số lưu ý khi bình luận

Không nói lời thiếu văn hóa, không quảng cáo thông qua Nhận xét.

Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp khi Admin Online.